Cách chăm sóc gà đá độ trước ngày thi đấu – Để gà chọi luôn khỏe mạnh, dẻo dai và sẵn sàng trong mỗi trận đấu – Hướng dẫn cách chăm sóc gà chọi trước và sau trận đấu.
Điều rất quan trọng là phải chăm sóc gà chọi sau cuộc chiến. Biết cách chăm sóc gà trong giai đoạn này sẽ giúp bạn phục hồi đuôi nhanh chóng, luôn khỏe mạnh và quan trọng nhất là sẵn sàng cho những trận chiến sắp tới. Dù là thắng hay thua sau trận đấu thì đều có những tổn thưởng , nhất là trong các trận chọi gà, chọi ăn tiền … Vậy nên làm thế nào để chăm sóc gà chọi trước và sau trận đấu, hãy cùng dagatructiep79 tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết bên dưới nhé!
Vì sao phải chăm sóc gà chọi sau khi đá?
Có nhiều người nuôi gà nòi lâu năm, nhưng do bản tính háo thắng, hễ ai nói thách, nói khích một tiếng là tức khắc ôm gà đi đá liền, mặc dầu con gà mới ăn độ cách đây mấy ngày đang cần có thời gian để dưỡng thương, dưỡng sức ,..
Gà đá mà thắng độ, dù thương tích nặng, việc dưỡng thương cũng ngắn ngày vì do tinh thần nó phấn chấn nên vết thương cũng mau lành. Trái lại những gà thua vớt, hoặc bại trận thì thương tích thường nặng nên trị lâu tành. Do đó, khoảng cách giữa hai kỳ ra trường ít lắm cũng từ ba đến bốn tuần, chứ không thể thâu ngắn hơn được !
Dân nuôi gà nòi thường thương gà như thương con, quí con chiến kê như một thứ gia bảo nên không ai dám liều lĩnh cho gà đá tùy hứng của mình được !
Cách chăm sóc gà chọi nòi sau khi đá
Để dưỡng thường cho gà sau khi chọi và điều trị bệnh, bạn cần thực sự hiểu về chiến kê của mình, cần biết những điều cần làm khi chúng vừa trải qua một trận chiến. Khi gà con trở về sau trận chiến nên chúng rất mệt và kiệt sức. Bạn nên theo dõi con gà của mình để biết gà chọi của bạn đang chịu cơn đau như thế nào. Thông thường, bạn không cần phải cho gà chọi ăn thóc hoặc mồi sau khi chọi về.
Vệ sinh, khử trùng cho gà
Dùng nước muối ấm và khăn sạch cho gà, nhất là đối với gà bị thương. Lau khô vết thương sau khi làm sạch.
Xử lý vết thương sau đá
Kiểm tra xem vết thương thuộc dạng nào. Vết thương dạng nhẹ thì không sao, cứ sát trùng bình thường là sẽ khỏi. Nếu bị thương sâu thì cần vệ sinh, rồi sau đó tiêm thuốc chống sưng phù nề ( dạng ống tiêm có thể mua tại các hiệu thuốc thú y, hoặc dùng thuốc chống sưng cho người cũng được) để đảm bảo gà chọi không bị ké sau đó
Kiểm tra chỗ chân gà chọi. Thường thường, chỗ băng dính quấn cựa sẽ khiến gà bị tụ máu và có thể bị vỡ mạch máu. Cần xem xét kỹ và có biện phát ngâm lạnh ( 20-30 phút) để tránh cho gà bị phù lền.
Ngoài ta, có thể áp dụng cách chữa tan đòn bằng biện pháp chườm khăn ấm ( có lá ngải là tốt nhất)
Gà đá xong cho uống thuốc gì
Nên cho uống 1 viên kháng sinh 250 và 2 viên thuốc chống phù nề. Một số thuốc trị thương cho gà đá cũng nên dùng như Tyrosur, Alpha choay, Smecta Long huyết PH cũng nên dùng nếu gà bị năng. Mua thuốc này ở hiệu thuốc tây hoặc bất cứ tiệm thuốc thú y nào.
Ngoài ra, cần sử dụng thêm men tiêu hoá với những con bị thương nặng. Hoà olezon với nước bơm cho gà để tránh chúng mất nước.
Chăm sóc vài hôm thì gà sẽ khoẻ dần. Giai đoạn này vẫn cần nhét cơm thóc ngâm cho gà, nếu có thể nên trần qua nước sôi cho chúng dễ tiêu. Có thể ăn thêm hoa quả và cho uống thuốc bổ như 3B, philatop, viên đạm để gà nhanh bình phục.
Khi gà đã nhanh nhẹn trở lại thì vô 1 lớp nghệ nhằm kích thích bong vảy, tan đòn rồi nuôi bình thường.
Xem thêm: Kinh Nghiệm Chăm Gà Chọi Của Người Chơi Gà Nổi Tiếng