Chắc hẳn ở đây có ít anh em nào cho gà chọi ăn tỏi bởi vì không biết được những tác dụng cực kỳ tốt của tỏi đối với gà chọi. Loài người biết dùng củ tỏi để làm gia vị và làm thuốc kể từ thời kỳ đồ đá… Y học dân gian cổ truyền của các dân tộc cũng có khá nhiều kinh nghiệm dùng tỏi để chữa bệnh. Các nhà khoa học cũng có cả hàng ngàn công trình nghiên cứu về tác dụng của việc chữa bệnh và các chế phẩm để làm thuốc từ củ tỏi ta. Vậy thì đối với anh em nuôi gà chọi thì tác dụng của tỏi thế nào?
Thông tin về tỏi ta
Tỏi ta – tên khoa học là Alliumsativum L, họ hành Alliaceac (trước kia gọi là họ hành tỏi Liliaceae). Cùng với tên tỏi có rất nhiều loại tỏi khác nhau. Như tỏi voi, tỏi Trung Quốc, tỏi Pháp, tỏi gấu, tỏi ngọc v.v. Nhưng chỉ có củ tỏi ta (Tỏi Lý Sơn) là được ưa chuộng dùng làm gia vị và làm thuốc, không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới. Vì tỏi ta củ nhỏ, thơm và có nhiều công dụng quý.
Qua những nghiên cứu khoa học thì các nhà khoa học đã kết luận cho gà chọi ăn tỏi có tác dụng trong việc phòng và chữa bệnh cho gà chọi.
Tỏi có tác dụng đáng kể lên hệ thống miễn dịch, giúp tăng hoạt tính các thực bào lympho, có tính kháng khuẩn (ức chế 70 loại vi khuẩn gram (–) và gram (+)), kháng virus (cúm, cảm lạnh, lở mồm long móng), diệt ký sinh trùng và nguyên sinh động vật (giun đũa, giun kim, giun móc, lỵ amid), phòng tránh tốt các rối loạn men tiêu hóa, nhiễm khuẩn dạ dày ruột, chống các bệnh đường hô hấp.
Ngoài ra tỏi còn giúp tăng hiệu lực kháng sinh vì thế tỏi sẽ giúp tăng hiệu quả của kháng sinh trong việc điều trị bệnh CRD.
Sử dụng tỏi phòng bệnh gia cầm
Để giúp người chăn nuôi mạnh dạn sử dụng tỏi phòng bệnh CRD, năm 2010 tập thể trạm Khuyến nông Khuyến ngư Mỏ Cày Nam đã thực hiện thí nghiệm “Sử dụng tỏi phòng bệnh gia cầm”.
Phương pháp thực hiện thí nghiệm: Chia đàn gà làm 2 lô. Mỗi lô 500 con với điều kiện môi trường sống giống nhau.
Trong đó:
- Lô 1: sử dụng vitamin C + B complex + điện giải cho uống mỗi ngày.
- Lô 2: sử dụng rượu tỏi pha nước cho uống lúc gà được 7 ngày tuổi, 2 ngày uống 1 lần với liều: 60ml rượu tỏi pha trong 10 lít nước uống cho 200 con gà con (dưới 2 tháng tuổi) hoặc 100 con gà lớn (trên 2 tháng tuổi). Các ngày còn lại vẫn sử dụng vitamin C + B complex + điện giải. Vỏ tỏi còn lại treo ở các góc chuồng để khử mùi hôi.
Kết quả sau 4 tháng thực hiện
Sử dụng tỏi giúp hạn chế bệnh đường hô hấp mãn tính trên đàn gà. Giảm được chi phí thuốc, tỷ lệ chết, nâng cao hiệu quả chăn nuôi:
+ Giảm tỷ chết, loại thải: từ 14% xuống còn 2%
+ Giảm chi phí thuốc: 445đ/con
+ Thời gian xuất chuồng sớm hơn: 15 ngày.
+ Trọng lượng xuất chuồng cao hơn: 90g/con.
Với những dẫn chứng trên đây thì anh em nuôi gà chọi có thể bổ sung tỏi cho chiến kê của mình bằng cách sử dụng tỏi tươi giã lấy nước cho gà uống, xác trộn trong thức ăn (100g/10 lít nước) hoặc ngâm rượu tỏi (30-40g/100ml rượu, 5-6ml rượu tỏi/1 lít nước).
Tác dụng của việc cho gà chọi ăn tỏi
Ngoài ra anh em chơi gà chọi có thể phơi khô nghiền thành bột trộn trong thức ăn hăng ngày với lượng 3%. Nếu anh em cho gà chọi ăn tỏi theo cách mình đưa ra ở trên sẽ giúp hạn chế bệnh đường hô hấp mãn tính cho gà. Giảm được chi phí thuốc, giúp gà chọi khỏe hơn.
Giảm tỷ lệ chết, loại thải do nhiễm bệnh. Giảm chi phí thuốc điều trị bệnh, gà con sẽ lớn nhanh. Ngoài ra, tỏi còn nâng cao hiệu quả kháng sinh trong việc điều trị bệnh CRD bằng phương pháp điều trị kết hợp kháng sinh và tỏi.
Nhiều anh em đã thử cách này với trại gà nhà mình và thấy khá hiệu quả, gà ít bị ốm vặt và đặc biệt ít con bị hen, khò khè,… anh em hãy thử cho gà chọi ăn tỏi theo cách mình kể trên để phòng và chữa bệnh hen cho gà chọi.
Cách chọn tỏi ta
Chọn những củ tỏi rắn, cầm chắc tay (lưu ý là tỏi to quá sẽ không thơm). Loại tỏi ta, nhìn bên ngoài vỏ có màu hơi tím, củ nhỏ là loại tỏi thơm nhất. Không chọn những loại củ bị thâm, mềm, chảy nước. Vỏ tỏi: vỏ bên ngoài đầu củ tỏi phải còn nguyên vẹn và có màu hơi trắng. Nếu lớp vỏ bị nhăn, không căng, mẩy thì không nên lấy.
Nhánh của củ tỏi phải đầy đặn và không quá khô, cũng không bị nhăn và có màu hơi trắng. Tránh chọn những củ tỏi có nhánh màu xám hoặc vàng vì sẽ không có mùi thơm.
Cách bảo quản tỏi ta
Với tỏi tươi, không nên bảo quản tỏi trong túi nhựa. Có thể bọc tỏi vào lá cải, sau đó để chỗ râm mát, tỏi sẽ giữ tươi được vài ngày.
Cách bảo quản tốt nhất là để tỏi ở trong túi lưới, túi giấy hoặc rổ; để có sự thông hơi nhất định. Nếu cất trong túi kín hoặc hộp nhựa thì tỏi dễ bị thối mốc. Khu vực bảo quản tỏi phải khô ráo, thoáng mát.