Gà thiếu Vitamin A được xem là một căn bệnh ở gà đá. Kéo theo nhiều hệ lụy rất nghiêm trọng trong quá trình nuôi. Vitamin A là một trong những dưỡng chất thiết yếu của quá trình chuyển hóa. Tồn tại trong cơ thể gà ở dạng phân tử hữu cơ rất cần thiết cho quá trình phát triển. Gà chọi được nuôi dưỡng rất kỹ lưỡng cung cấp thức ăn đầy đủ. Tuy nhiên gà thiếu vitamin A thì vẫn chậm phát triển và gầy gò hẳn so với những con đồng lứa. Vậy làm thế nào để nhận biết chiến kê của mình đang mắc tình trạng thiếu vitamin A. Cách bổ sung như thế nào cho hiệu quả nhất đảm bảo sức khỏe cho gà. Hãy điểm qua những chia sẽ dưới đây của dagatructiep79.life để nắm rõ về kinh nghiệm lĩnh vực này.
Nguyên nhân gà thiếu Vitamin A
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng gà chọi bị thiếu vitamin A. Trong đó việc khẩu phần ăn cho gà không đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng. Việc cho gà ăn hằng ngày chúng ta không thể nào đo được các hàm lượng dưỡng chất cung cấp cho gà . Chính vì thế việc thiếu chất là điều xảy ra thường xuyên. Bên cạnh đó còn một nguyên nhân tác động trực tiếp là do di truyền từ mẹ sang con. Nếu trong lúc đẻ gà mái bị thiếu vitamin A thì gà con khi ở ra chắc chắn cũng sẽ mắc bệnh này. Gà con còi cọc, yếu ớt và rất khó nuôi, nguy cơ tử vong rất cao.
Ngoài ra còn do một số nguyên nhân khác như gà mắc các chứng bệnh như: bệnh cầu trùng ở gà, gà bị giun sán ký sinh…. Gà mắc các chứng bệnh này sẽ mất khả năng hấp thu vitamin. Chính vì thế cần phòng ngừa đảm bảo sức khỏe cho gà trong suốt quá trình nuôi. Sổ giun định kỳ cho gà và thực hiện tiêm phòng đúng lịch.
Nhận biết gà bị thiếu vitamin A
Căn bệnh này xảy ra hầu hết tất cả cá lứa tuổi của gà. Trong quá trình nuôi gà, chú ý đến sự phát triển của gà chúng ta có thể dễ dàng nhận ra.
Dấu hiệu ở gà con
Ở gà con dễ nhận biết nhất vào gia đoạn gà từ 2 – 3 tuần tuổi. Gà con mắc chứng bệnh này có 2 nguyên nhân chính đó là do di truyền từ gà mẹ sang con hoặc thức ăn không đảm bảo chất dinh dưỡng. Các loại cám công nghiệp chuyên nuôi gà con không cung cấp đủ các loại vitamin cho gà con.
Gà con thiếu Vitamin A sẽ có biểu hiện chảy nước mắt, mắt bị viêm kết mạc(đỏ), mắt chảy nhiều ghèn. Để thời gian lâu dài không chữa trị gà có thể bị mù, mắt đục dần. Gà con rất yếu ớt, đi lại run rẩy, màu nhợt nhạt và lông rất xơ. Mũi gà có dấu hiệu chảy nước do viêm đường hô hấp.
Đá gà trực tiếp c1 – Đá gà thomo – Trực tiếp Sv388
Dấu hiệu ở gà lớn
Cũng có các dấu hiệu giống như gà con như: chảy nước mắt nước mũi, mắt đỏ. Gà ốm yếu có dáu hiệu teo cơ, luôn trong trạng thái mệt mỏi, gà luôn ngủ gục gật, lười vận động. Trường hợp gà mái đẻ thì thấy trứng có dấu hiệu nhỏ hơn so với thông thường, đẻ ít và tỷ lệ ấp bở thấp. Cần loại bỏ ngay không nên để gà ấp nở gà con sẽ rất khó nuôi và rất chậm lớn.
Bổ sung vitamin A cho gà đúng cách
Có hai cách để bổ sung vitamin cho gà bằng cách gián tiếp và trực tiếp:
- Gián tiếp: bằng cách bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin A như: đậu hà lan, cà chua, ớt chuông, đu đủ, thịt bò,…
- Trực tiếp: bằng cách sử dụng một số loại vitamin như: Polymicrine, Covit, Viplus, Shellaid, Embavit, vitamin A tổng hợp,… Những loại vitamin nhóm A này có thể tìm mua ở bất kỳ tiệm thú y nào. Theo tư vấn của bác sĩ thú y để chọn cho mình loại phù hợp nhất theo từ độ tuổi của gà chọi. Sử dụng đúng liều lượng và đúng lứa tuổi, không nên lạm dụng thuốc quá liều.
Việc bổ sung vitamin cho gà không phải ngày 1 ngày 2 mà yêu cầu sư kê có tính kiên nhẫn. Áp dụng đều độ suốt 2 – 3 tuần cơ thể gà mới có thể hấp thu và phát huy tác dụng. Lúc đấy mới có thể thấy được sự thay đổi của cơ thể gà rõ ràng. Đến lúc gà đạt được độ sung và phát triển khỏe mạnh thì áp dụng lại chế độ ăn uống thông thường. Chỉ nên dùng vitamin định kỳ để gà hấp thu tốt hơn.